Fakeout là một trong những tín hiệu phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Nó hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xác định thời điểm mua hoặc bán và tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình đầu tư. Vậy Fakeout cụ thể là gì? Hãy cùng Trading Crypto khám phá chi tiết trong thị trường Crypto qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về Fakeout khi đầu tư Crypto
Phá vỡ giả (hay còn gọi là Fakeout) là một động thái đột ngột và tạm thời trên thị trường nhằm đánh lừa các nhà giao dịch tin rằng một xu hướng mới đang hình thành, trong khi thực tế không phải vậy.
Fakeout là gì?
“Fakeout” là một thuật ngữ trong tài chính và giao dịch. Nó dùng để mô tả tình huống khi thị trường dường như phá vỡ theo một hướng nhất định. Nhưng sau đó nhanh chóng đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại. Nói cách khác, Fakeout là một động thái đột ngột và tạm thời trên thị trường Crypto. Nó nhằm đánh lừa các nhà giao dịch nghĩ rằng một xu hướng mới đang hình thành. Trong khi thực tế thị trường không phải là như vậy.
Những biến động đột ngột trong tâm lý thị trường, dữ liệu kinh tế mới, tin tức bất ngờ hoặc sự thay đổi thanh khoản nhanh chóng thường gây ra các Fakeout. Chúng có thể dẫn đến mức thua lỗ đáng kể cho các nhà giao dịch và đầu tư. Dựa trên tín hiệu sai lầm và thường được coi là một khía cạnh khó chịu trong giao dịch.
Nguyên nhân xuất hiện trạng thái Fakeout trong Crypto
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh của thị trường bị Fakeout:
- Tín hiệu giả mạo từ thị trường: Thị trường có thể xuất hiện các tín hiệu giả mạo trên biểu đồ giá và bảng xếp hạng đồng coin. Khiến nhà giao dịch Crypto tin rằng giá đã bị phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Họ nghĩ rằng một xu hướng mới đang bắt đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là những biến động có mức ngắn hạn trong xu hướng chung. Nó không đủ mạnh để tạo ra xu hướng mới.
- Thiếu sự xác nhận chính xác từ các chỉ báo kỹ thuật: Khi các chỉ báo kỹ thuật không xác nhận sự phá vỡ giá. Điều này có thể là dấu hiệu của một Fakeout. Nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ báo như Đường trung bình động (Moving Average), Dải Bollinger (Bollinger Bands). Hoặc Chỉ số Sức mạnh Tương đối (là RSI) để xác nhận đúng đắn các tín hiệu giao dịch.
- Lực cung – cầu không đủ: Trong một số trường hợp, thị trường không thể duy trì đà phá vỡ. Giá sẽ nhanh chóng quay trở lại với mức giá cũ do sự thiếu hụt cung cầu. Điều này tạo ra sự lừa đảo và làm mất động lực của Fakeout.
Xem thêm: Coin là gì? Phân biệt Coin và Token cho nhà đầu tư
Cách xác định Fakeout trong giao dịch Crypto
Xác định Fakeout trong thị trường Crypto là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Nhằm giúp nhà giao dịch tránh những tín hiệu giả mạo và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch với những đồng coin tiềm năng. Dưới đây là một số cách hiệu quả để nhận diện Fakeout:
Xác định Fakeout qua các mức hỗ trợ kháng cự chính
Để nhận biết Fakeout, hãy làm theo các bước sau:
- Xác định và quan sát các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng: Các mức này thường được hình thành từ các đáy và đỉnh trước đó trên biểu đồ giá. Khi giá phá vỡ một mức hỗ trợ hoặc kháng cự, hãy kiểm tra kỹ để xem liệu đó có phải là Fakeout hay là Break Out thực sự.
- Theo dõi xu hướng chung của thị trường trong thời gian dài: Xác định xu hướng chung của thị trường giúp bạn nhận biết các Fakeout tiềm ẩn. Nếu xu hướng chung đang giảm, một phá vỡ tạm thời của mức kháng cự có thể là Fakeout. Đồng thời sẽ xảy ra xu hướng ngược lại.
- Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật: Các chỉ báo như Đường trung bình động (Moving Average), Dải Bollinger (Bollinger Bands). Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và MACD có thể hỗ trợ xác định Fakeout. Khi giá phá vỡ một mức quan trọng, kiểm tra xem các chỉ báo này có xác nhận tín hiệu phá vỡ hay không. Nếu không có xác nhận, đó có thể là Fakeout.
Xác định qua Crypto charts có cùng thời gian
Hãy xem biểu đồ ở các khung thời gian khác nhau để xác nhận tín hiệu phá vỡ. Nếu giá phá vỡ một mức giá trên biểu đồ khung H1. Nhưng không phá vỡ mức tương tự trên biểu đồ khung lớn hơn như H4 hoặc D1. Đó có thể là một Fakeout.
Chờ đợi xác nhận lệnh giao dịch Crypto
Kiên nhẫn và chờ đợi xác nhận: Tránh mở lệnh ngay khi thấy tín hiệu phá vỡ. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi sự xác nhận từ nhiều nguồn khác nhau trước khi tham gia giao dịch. Điều này giúp trader sẽ tránh được những Fakeout không cần thiết và giảm thiểu rủi ro lỗ.
Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản sàn MEXC chi tiết, nhanh chóng
Nhận biết sơ lược về Fakeout qua các ví dụ
- Ví dụ 1:
Giá giảm tới ngưỡng hỗ trợ và xuyên qua, đóng cửa bên dưới mức hỗ trợ đó. Dù đây có vẻ là tín hiệu giao dịch phá vỡ khả thi. Nhưng khối lượng giao dịch không xác nhận điều này. Nó cho thấy đây có thể là một phá vỡ giả.
Một mô hình nến nhấn chìm hình thành cùng với khối lượng tăng lên xác nhận đây là một phá vỡ giả. Đây cũng là tín hiệu mua tốt cho chúng ta.
Sau đó, khối lượng giao dịch sẽ tăng lên đáng kể. Nó cho thấy có thể giữ lệnh mua này cho đến khi khối lượng giảm dần. Đó là lúc chúng ta cần thực hiện hành động thoát lệnh.
- Ví dụ 2:
Một mô hình nêm tăng sẽ được hình thành, điều này cho thấy tiềm năng giảm giá mạnh. Trong quá trình hình thành mô hình này, khối lượng giao dịch giảm dần. Tuy nhiên, khi giá phá vỡ cạnh trên của mô hình, điều này có thể là một cú breakout giả.
Mặc dù khối lượng tăng lên sau phá vỡ, do mô hình có tiềm năng giảm giá mạnh. Chúng ta nên thận trọng và nghi ngờ về sự gia tăng khối lượng này.
Sau nến phá vỡ là một nến doji, cho thấy khả năng cao đây là một cú breakout giả. Bạn có thể xem xét bán ở nến tiếp theo khi nhận định đây là một phá vỡ giả.
Sau khi giá giảm mạnh và khối lượng bắt đầu giảm, bạn có thể thoát lệnh (mũi tên màu đỏ).
Cách vào và thoát lệnh với tín hiệu Fakeout hiệu quả
Nếu một ngưỡng cản quan trọng bị phá vỡ với khối lượng yếu. Bạn có thể cân nhắc tham gia giao dịch khi giá quay trở lại kiểm tra lại điểm phá vỡ đó với động lượng mạnh hơn.
Điểm dừng lỗ tốt nhất khi giao dịch với mẫu hình này là đặt ở đỉnh hoặc đáy đối diện với điểm phá vỡ ban đầu. Như được minh họa cụ thể và thực tiễn trong hình dưới đây:
Tuy nhiên, hình trên chỉ là một ví dụ minh họa về cách cắt lỗ. Trong thực tế của giao dịch, việc đặt điểm vào lệnh và điểm dừng lỗ gần nhau một chút. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro và đồng thời tăng tỷ lệ Risk-Reward (RR) khi giao dịch.
Điểm chốt lời có thể dựa trên ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trước đó. Hoặc được thiết lập dựa trên mô hình biểu đồ. Bạn cũng có thể quyết định thoát lệnh khi thấy khối lượng giao dịch bắt đầu giảm dần.
Kết luận
Thông qua bài viết trên, Trading Crypto đã cung cấp thông tin cơ bản về Fakeout cũng như cách áp dụng chúng một cách hiệu quả trong thị trường Crypto. Tuy nhiên, Fakeout là các hành động giá được ảnh hưởng bởi tâm lý của con người. Nó có thể bị thay đổi theo thời gian giao dịch. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể áp dụng chúng một cách lâu dài và hiệu quả trong quá trình đầu tư của mình.
Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để nhận biết một Fakeout?
Nhận biết một Fakeout đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng của biểu đồ giá. Sự xác nhận từ các chỉ báo kỹ thuật, và theo dõi cẩn thận các mẫu hình giá.
Fakeout và Breakout khác nhau như thế nào?
Breakout là khi giá phá vỡ một mức hỗ trợ hoặc kháng cự một cách xác định. Nó sẽ tiếp tục có thể di chuyển theo hướng đó. Trong khi đó, Fakeout là một phá vỡ giả mạo. Nó thường kèm theo sự đảo chiều nhanh chóng của giá.
Tại sao Fakeout xảy ra và làm thế nào để tránh chúng?
Fakeout thường xảy ra do tâm lý thị trường, tin tức hoặc hoạt động giao dịch đột ngột. Để tránh, nhà đầu tư cần kỹ năng nhận biết và xác định các tín hiệu phá vỡ chính xác.