Nhập mã đối tác
55742
để được hỗ trợ

Modular Blockchain – Một số dự án nổi bật

Modular Blockchain được xem là xu hướng mới trong ngành Blockchain. Vậy cụ thể Modular là gì? Có những dự án nào nổi bật? Hãy cùng Trading Crypto tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu về blockchain

Trước khi đi sâu về Modular, bạn hãy tìm hiểu về Blockchain với những kiến thức cơ bản trước nhé.

Blockchain là gì?

Blockchain hay công nghệ chuỗi khối được hiểu là công nghệ giúp mã hóa các dữ liệu thành nhiều khối khác nhau. Khối sau được liên kết với khối trước bằng hàm băm mật mã tạo thành chuỗi dài. Các dữ liệu có sự nhất quán với nhau. Bạn không thể xóa bỏ hay thay đổi chúng nếu không có sự đồng thuận của mạng lưới. Cơ chế hoạt động này giúp làm tăng tính minh bạch, an toàn cho hệ thống.

Blockchain hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối
Blockchain hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối

Đặc điểm của Blockchain

Hệ thống Blockchain có những đặc điểm cơ bản sau:

– Phân tán: Các dữ liệu được lưu trữ ở nhiều nút của mạng lưới. Mỗi nút chính là một bản sao đầy đủ trong toàn bộ chuỗi khối.

– Blockchain bảo mật cao.

– Công khai và riêng tư: Mạng lưới của khái niệm này công khai ở chỗ bất cứ ai cũng đều có thể xem và xác minh dữ liệu trên hệ thống nhưng không thể thay đổi. Còn riêng tư thể hiện ở chỗ không ai có thể xem các thông tin cá nhân và lịch sử nếu không được xác thực.

– Giao dịch trực tiếp không qua trung gian: Bạn có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch mà không cần phải qua bất cứ trung gian nào.

– Hợp đồng thông minh (Smart Contracts): Hợp đồng thông minh là các chương trình tự động hóa và thực thi điều khoản hợp đồng. Nhờ có hợp đồng thông minh mà sự phụ thuộc vào các bên trung gian được giảm thiểu đến mức tối đa. Chương trình tự động cũng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dùng.

Hiện nay, có thể nói, công nghệ Blockchain đã “len lỏi” vào khá nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế – xã hội như: ứng dụng vào các trò chơi điện tử, trong lĩnh vực tài chính, y tế chăm sóc sức khỏe, chuỗi cung ứng hàng hóa hay nông nghiệp…Và nhiều nhất là ứng dụng để giao dịch các đồng tiền điện tử.

Xem thêm: Blockchain là gì? Những điều cần biết cho người mới

Bản chất cốt lõi của Blockchain Viet Nam

Bản chất cốt lõi của Blockchain Viet Nam được thể hiện ở các nội dung sau:

– Tính đồng thuận (Consensus): Tính đồng thuận bao gồm những cơ chế được sử dụng nhằm đạt được sự thỏa thuận về một giá trị dữ liệu hay một trạng thái duy nhất của mạng giữa các máy nằm trong hệ thống.

– Tính khả dụng của dữ liệu (Data Availability): Tính khả dụng của dữ liệu giúp đảm bảo rằng các dữ liệu giao dịch đã có sẵn để mọi người sử dụng. 

– Thực thi (Execution): Thực thi là việc các nút mạng thực hiện việc giao dịch, từ đó duy trì và phát triển trạng thái của hệ thống Blockchain.

Bản chất cốt lõi của Blockchain
Bản chất cốt lõi của Blockchain

Các kiến thức về Modular Blockchain

Sau khi đã tìm hiểu về các kiến thức tổng quan về Blockchain, bạn hãy đi vào tìm hiểu chi tiết về Modular Blockchain.

Modular blockchain là gì?

Modular Blockchain là giải pháp công nghệ giúp phân tách các công việc trong mạng lưới Blockchain thành nhiều phần khác nhau. Mỗi công việc sẽ do các Blockchain hoặc thực thể off-chain khác nhau đảm nhận.

Khái niệm Modular Blockchain là gì?
Khái niệm Modular Blockchain là gì?

Mỗi công việc ở đây là một phần trong kiến trúc của mạng lưới. Kiến trúc Blockchain gồm 4 lớp chính. Bao gồm: Execution (thực thi), Settlement (giải quyết), Consensus (đồng thuận) và Data Availability (khả dụng dữ liệu).

Execution (thực thi)

Execution tính toán các giao dịch, kết quả cho ra dựa theo logic đã được thiết lập sẵn. Quá trình thực thi khiến cho trạng thái của Blockchain thay đổi đồng thời tạo nên một trạng thái mới. Trạng thái mới này sau đó cũng sẽ được hệ thống xử lý và không thể thay đổi được.

Settlement (giải quyết)

Settlement hay lớp xác minh hợp lệ. Lớp xác minh này giúp giải quyết các tranh chấp có thể có trong quá trình hệ thống hoạt động. 

Consensus (đồng thuận)

Consensus hay lớp đồng thuận đóng vai trò giúp thống nhất về một trạng thái cuối cùng. Để vận hành lớp đồng thuận này cần nhiều thuật toán khác nhau. Đó là: Proof of Work, Proof of Stake hay Proof of History…

Sau khi quá trình đồng thuận diễn ra, mạng lưới sẽ cập nhật thêm một trạng thái mới.

Tính khả dụng dữ liệu hay Data Availability

Tính khả dụng của dữ liệu hay Data Availability chính là khả năng truy cập thông tin của dữ liệu. Dữ liệu trong hệ thống luôn phải khả dụng để ai cũng có thể truy cập và sử dụng.

Dữ liệu trong mạng lưới phải luôn sẵn có để mọi người có thể dễ dàng truy cập và sử dụng.

Việc Modular phân chia công việc để xử lý giúp tạo nên sự chuyên môn hóa cho các lớp. Đồng thời, việc này cũng làm tăng tốc độ giao dịch cũng như khả năng mở rộng mạng lưới. 

Phân loại Modular Technology Blockchain

Modular Blockchain gồm 4 loại
Modular Blockchain gồm 4 loại

Dựa vào mức độ module hóa, Modular Blockchain được phân loại như sau:

Regular Rollup

Regular Rollup là loại hình phổ biến nhất của Modular Blockchain. Trong loại hình này, lớp thực thi được tách thành nhiều chuỗi riêng biệt. Lớp này thực hiện các tính toán rồi gửi dữ liệu về Blockchain layer 1 để xác thực sau đó lưu trữ.

Một số dự án điển hình của loại hình này đó là Arbitrum, Optimism, zkSync, Starknet…

Sovereign Rollup

Sovereign Rollup hay còn được gọi là rollup tự chủ. Đây là mô hình Modular sử dụng một Blockchain khác cho cơ chế đồng thuận cũng như lưu trữ dữ liệu. Trong khi đó, bản thân Blockchain nó lại làm nhiệm vụ thực thi và xác thực giao dịch.

Ví dụ điển hình của loại hình Modular Blockchain này là Sovereign.

Settlement Rollup

So với Sovereign Rollup, Settlement Rollup có khác biệt ở chỗ các module tiếp tục tách nhỏ hơn nữa. Lớp thực thi sẽ do một Rollup Blockchain đảm nhận. Còn lớp Settlement lại do một Blockchain khác đảm nhận. Cuối cùng, lớp Consensus và DA cũng được đảm nhận bởi một Blockchain khác.

Việc phân khỏ các lớp sẽ giúp làm tăng tính linh hoạt cũng như tận dụng được thế mạnh riêng của từng Blockchain ở mỗi lớp. Tuy nhiên, việc chia nhỏ công việc do nhiều Blockchain đảm nhận cũng khiến hệ thống bị phụ thuộc vào nhiều nơi. Điều này làm cho tính bảo mật và tính phi tập trung của hệ thống bị chia sẻ. Bên cạnh đó, việc kết hợp nhiều Blockchain lại với nhau cũng là một thách thức lớn về công nghệ.

Dự án điển hình của loại hình này đó là Eclipse.

Validium

Biến thể tiếp theo của Modular Blockchain đó là Validium. Loại hình này gần giống với Regular Rollup nhưng có chút khác biệt. Điểm khác nằm ở chỗ lớp DA được tách riêng và được lưu trữ off-chain mà không phải là tại Blockchain gốc. Điều này giúp làm giảm chi phí vận hành đồng thời tăng khả năng mở rộng hệ thống. Tuy nhiên, tính bảo mật của loại hình này lại bị phụ thuộc vào đơn vị lưu trữ.

Modular Blockchain cần thiết thế nào?

Tại sao cần phải tiến lên Modular Blockchain? Lý do đầu tiên là bởi Modular Blockchain phân tách mạng lưới thành nhiều phần, nhiều công việc khác nhau. Điều này giúp làm tăng hiệu quả công việc và tốc độ giao dịch của mạng lưới.

Ngoài ra, Modular sử dụng cơ chế bảo mật PoS. Nhờ vậy, người dùng có thể stake tài sản của mình và tham gia vào quá trình quản lý mạng lưới. Từ đó làm tăng tính bảo mật đồng thời làm tăng giá trị nội tại của token. Bên cạnh đó còn giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng cũng như thay thế cho hệ thống.

Cuối cùng, khi mạng lưới được phân chia thành nhiều phần nhỏ cũng là cơ sở để tăng khả năng mở rộng của Blockchain về sau. Cơ chế hoạt động này cho phép tái hệ thống tái phân phối bảo mật ở nhiều nút khác nhau thay vì chỉ ở một chuỗi.  

Xem thêm: Mở tài khoản Bybit: Khám phá thế giới Crypto

Một số dự án Modular Technology Blockchain nổi bật

Một số dự án Modular Technology Blockchain nổi bật bao gồm: Ethereum 2.0, Celestia, Polygon Avail, Arbitrum và Optimism. 

Một số dự án Modular nổi bật
Một số dự án Modular nổi bật

Ethereum 2.0: Ethereum là một trong những Blockchain đời đầu. Sau này, nó đã được nâng cấp lên thành Ethereum 2.0 giúp tăng khả năng mở rộng.  Ethereum 2.0 sử dụng mô hình Proof of Stake đồng thời tận dụng những ưu điểm của Modular để tăng tính bảo mật và hiệu suất của mạng lưới. Một trong những dự án tiêu biểu được xây dựng trên nền tảng Ethereum đó là XFI. Còn XFI Blockchain là gì, bạn hãy tham khảo ở bài viết khác trên trang nhé.

Celestia: Celestia cũng là một ví dụ điển hình của Modular Blockchain. Dự án này xây dựng lớp khả dụng dữ liệu với khả năng mở rộng cao.

Polygon Avail: Polygon Avail cũng là một Blockchain phục vụ cho tầng Data Availability. Dự án này lưu trữ dữ liệu bằng một Blockchain riêng biệt. 

Arbitrum và Optimism: Hai dự án này đều sử dụng Rollup để làm tăng hiệu quả và khả năng mở rộng cũng như giảm chi phí giao dịch. Chúng sử dụng Modular Blockchain để chia nhỏ công việc và thực hiện ngoài chuỗi Ethereum trước khi chuyển lên chuỗi chính.

Kết luận

Ở trên chính là những thông tin cần thiết về Modular Blockchain. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thường xuyên ghé Trading Crypto để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.

FAQs:

Modular Blockchain gồm những token nào?

Các token Modular bao gồm: MATIC, ARB, OP, TIA, OSMO, MANTA, DYM, CHR, POND, ELX, …

Nên đầu tư vào các dự án Modular Blockchain trong ngắn hạn hay dài hạn?

Các dự án Modular còn khá mới, thời gian thử nghiệm khá lâu nên sẽ phù hợp để đầu tư dài hạn. 

Chi phí đầu tư dự án Modular là bao nhiêu?

Tùy vào mỗi dự án Modular mà chi phí đầu tư sẽ khác nhau, chỉ từ vài đô. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và đánh giá của mỗi người, bạn bỏ ra số tiền đầu tư sao cho hợp lý nhất.

Nhập mã đối tác
55742
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận tài liệu

Ebook