Nhập mã đối tác
55742
để được hỗ trợ

NFT Blockchain và các cách đầu tư thông minh

NFT Blockchain có thể nói là xu hướng tiềm năng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy NFT và sàn NFT có gì mà lại được chú ý đến vậy? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây của Trading Crypto nhé!

Các kiến thức tổng quan về NFT Blockchain

Đầu tiên, bạn cần nắm được các kiến thức tổng quan về NFT Blockchain, khái niệm NFT là gì và cách phân loại.

NFT là gì?

NFT là từ viết tắt trong tiếng Anh của Non-fungible token. Từ này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mã thông báo không thể thay thế. Đúng như tên gọi của nó, mỗi NFT là duy nhất. 

NFT là gì?
NFT là gì?

Nó có một mã định danh riêng và là tài sản riêng của chủ sở hữu. 

NFT blockchain được lưu trữ chính thức trên nền tảng Blockchain. Đó có thể là một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh, một đoạn video, một bài hát hay một trò chơi điện tử…

Sàn NFT là gì?

Sàn NFT là nền tảng Blockchain cho phép người dùng trao đổi, mua bán các vật phẩm NFT. Trên nền tảng này, các nhà sáng tạo tạo ra sản phẩm kỹ thuật số độc quyền của chính bản thân mình. Đây chính là các NFT và bán lại cho những người khác có nhu cầu.

Một số sàn NFT có thể kể đến bao gồm: OpenSea, LooksRare, Magic Eden, Binance NFT, CryptoPunks, Gem, X2Y2, Rarible Protocol, Mintbase…

Xem thêm: NFT: Lợi ích và rủi ro khi đầu tư vào tài sản số

Phân loại NFT Blockchain

Có thể phân loại NFT Blockchain thành các loại như: NFT nghệ thuật, NFT sưu tầm, NFT âm nhạc, NFT video, NFT avatar, NFT game, NFT thẻ giao dịch hay NFT meme.

NFT Token được chia thành nhiều loại
NFT Token được chia thành nhiều loại

NFT nghệ thuật

Đây là các NFT Blockchain được tạo ra khi mà các nghệ sĩ số hóa tác phẩm nghệ thuật của chính mình trên nền tảng Blockchain và kiếm tiền từ chính tác phẩm đó. Giá trị của một sản phẩm NFT nghệ thuật được tạo thành từ 2 yếu tố chính. Đó là: khả năng xác minh tính nguyên bản bằng kỹ thuật số và khả năng chứng minh quyền sở hữu độc quyền của tài sản đó.

NFT sưu tầm

NFT sưu tầm là các tài sản kỹ thuật số do người dùng sưu tầm hoặc giao dịch. Có một số NFT sưu tầm đặc biệt thuộc phiên bản giới hạn. Nó được các nhà sưu tầm đặc biệt săn đón và có giá khá cao.

NFT âm nhạc

NFT âm nhạc là chứng nhận quyền sở hữu một tác phẩm âm nhạc có thể mua, bán. 

NFT video

NFT video là các tài sản kỹ thuật số dưới dạng hình ảnh có chuyển động. Hiện nay, các NFT này khá phổ biến và được nhiều nhà sáng tạo yêu thích.

NFT avatar

NFT avatar là hình ảnh chỉ có phần đầu và khuôn mặt của một người nào đó được định dạng ảnh hồ sơ số. Mỗi NFT avatar sẽ có các đặc điểm khác nhau và không có cái nào giống cái nào. 

NFT game

Khác với các vật phẩm khác, NFT game sử dụng NFT trong các quy tắc, cơ chế cũng như hoạt động tương tác của người chơi. 

Ví dụ: Một trò chơi có thể cung cấp cho người dùng một skin nào đó dưới dạng NFT. Người chơi nào mở khóa được skin này trước thì sẽ có quyền sở hữu nó.

NFT thẻ giao dịch

NFT thẻ giao dịch có thể coi là một phiên bản ảo của thẻ giao dịch vật lý bình thường. Nó dễ dàng xác minh và có quyền sở hữu lâu dài. Nếu thẻ giao dịch đó là thẻ hiếm thì nó có thể được coi như một hình thức đầu tư coin dài hạn.

NFT meme

NFT meme có thể coi là một hiện tượng được nhiều người quan tâm, tạo nên “cơn sốt vàng meme”. Giá trị của meme do người dùng tạo ra được quyết định bởi mức độ lan truyền của meme, tính độc đáo của meme cũng như tính nguyên bản của nó.

Tương lai của NFT

Trong những năm trở lại đây, NFT đã trở thành một trong những tài sản kỹ thuật số vô cùng quen thuộc đối với những người trong cộng đồng Crypto. “Hot token” này đã làm khuynh đảo thị trường Crypto vào năm 2021 khi có sự tham gia của nhiều ông lớn trên thế giới. 

Tiềm năng phát triển của NFT Blockchain trong tương lai
Tiềm năng phát triển của NFT Blockchain trong tương lai

Thời điểm đó, nhiều người cho rằng, cơn sốt NFT sẽ nhanh chóng tan biến như một bong bóng. Tuy nhiên, đến năm 2022, Blockchain này vẫn chưa hết sốt. Nó vẫn có sức lan tỏa lớn khi có nhiều dự án gọi vốn khủng vẫn tiếp tục trên các nền tảng NFT Marketplace.

Doanh thu từ các nền tảng NFT vẫn nằm trong top những dự án khủng. Ví dụ như OpenSea. Chỉ trong 1 tháng, doanh thu của OpenSea đã chạm mốc cao kỷ lục 3,5 tỷ USD. 

Đến cuối năm 2022, do các rủi ro bị tấn công, lừa đảo cũng như thiếu giá trị thực tế mà NFT đã bị mất đi một lượng giá trị đáng kể. Bên cạnh đó, do không có quy định rõ ràng nên một số người dần thiếu tin tưởng vào Blockchain này.

Đặc biệt, xuất phát từ vụ bê bối sàn giao dịch FTX vào tháng 11/2022, thị trường tiền mã hóa nói chung và NFT nói riêng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Đến năm 2023, giá trung bình của NFT đã sụt giảm đến 92% so với năm trước. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Bước sang năm 2024, thị trường NFT vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin tưởng rằng, nó sẽ nhanh chóng vực dậy trong tương lai.

Các cách đầu tư với NFT Blockchain

Với những người chưa hiểu đầu tư coin là gì bạn có thể đầu tư NFT Blockchain theo những cách sau đây:

Mua bán NFT 

Đây là hình thức đầu tư NFT phổ biến nhất được mọi người sử dụng. Các nhà đầu tư mua tài sản trên sàn NFT với giá thấp. Sau đó chờ đến lúc giá tăng cao thì bán ra để tìm kiếm lợi nhuận.

Mua bán NFT là hình thức đầu tư phổ biến
Mua bán NFT là hình thức đầu tư phổ biến

Tự tạo NFT và bán

Nếu bạn là người có đam mê nghệ thuật và có khả năng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hay, hấp dẫn, bạn có thể tự tạo ra tác phẩm nghệ thuật cho mình và bán chúng trên nền tảng sàn NFT Blockchain

Để bán được nhiều NFT Blockchain, bạn hãy xây dựng tốt thương hiệu cá nhân của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, bạn cũng thu hút được nhiều follow hơn. Những người follow đó chính là nguồn khách hàng tiềm năng sẽ mua NFT cho bạn.

Với cách này, bạn không chỉ kiếm được tiền từ việc bán NFT mà bạn còn có thể nhận được tiền bản quyền khi có người mua đi bán lại tài sản NFT của bạn.

Xem thêm: Mở tài khoản sàn HTX – Tăng thu nhập cá nhân x3 lần

Kiếm tiền từ game NFT Blockchain

Kiếm tiền từ game NFT có thể nói là trào lưu được khá nhiều người sử dụng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Với hình thức kiếm tiền này, thay vì việc bỏ thời gian, tiền bạc để chơi các trò chơi giải trí thì bạn tham gia chơi các trò chơi NFT. 

Game NFT được nhiều người tham gia, đặc biệt là người trẻ
Game NFT được nhiều người tham gia, đặc biệt là người trẻ

Trong các game NFT, các vật phẩm và phụ kiện sẽ được mã hóa dưới dạng NFT. Người chơi mua bán, trao đổi các vật phẩm để thu về tiền mặt.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua các bộ sưu tập NFT Blockchain từ những dự án lớn, có độ uy tín cao. Khi sở hữu những bộ sưu tập này, bạn có thể thu về phần thưởng. Đây chính là một khoản thu nhập thụ động cho những người sở hữu NFT.

Kết luận

Như vậy là thông qua bài viết bạn đã có cho mình kiến thức cần thiết về NFT Blockchain, NFT là gì và các cách đầu tư phù hợp rồi. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin nào nữa, hãy ghé trang Trading Crypto để cập nhật nhé!

FAQs:

Đầu tư NFT phải trả những khoản phí nào?

Trong quá trình đầu tư NFT, nhà đầu tư phải trả các khoản phí bao gồm: phí giao dịch, phí niêm yết, phí đấu thầu…

Số vốn tối thiểu để đầu tư NFT là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hình thức đầu tư mà số vốn tối thiểu phải bỏ ra cũng khác nhau. Thậm chí, trong trường hợp bạn đầu tư bằng cách tham gia vào game NFT Blockchain hay tự tạo tác phẩm nghệ thuật NFT để bán thì bạn không cần phải bỏ đồng vốn nào.

Có những token NFT nào?

Các token phổ biến có thể kể đến bao gồm: Internet Computer (ICP), Render Token (RNDR), Immutable X (IMX), Theta Network (THETA), FLOW…

Nhập mã đối tác
55742
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận tài liệu

Ebook