Thị trường Blockchain nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Bạn cũng đang tìm hiểu về Blockchain nhưng vẫn còn khá mơ hồ. Đừng lo, bài viết dưới đây của Trading Crypto sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết!
Tìm hiểu về Blockchain
Trước khi muốn tham gia vào thị trường, điều đầu tiên mà mỗi nhà đầu tư cần phải nắm rõ là các kiến thức Blockchain như Blockchain là gì, đặc điểm, ứng dụng…
Khái niệm Blockchain là gì?
Blockchain hay công nghệ chuỗi khối là một cơ chế dữ liệu cho phép người dùng chia sẻ thông tin một cách an toàn, minh bạch. Hệ thống dữ liệu được chứa ở các khối. Chúng liên kết với nhau bằng các hàm mật mã. Các dữ liệu được lưu trữ dựa trên công nghệ phân tán và phi tập trung. Vì vậy mà chúng tồn tại ở nhiều mạng máy tính khác nhau mà không cần cơ quan trung tâm nào. Điều này giúp làm tăng tính bảo mật của hệ thống.
Blockchain có thể coi là bất biến. Các thông tin dữ liệu sau khi đã ghi vào thì rất khó có thể xóa bỏ hay thay đổi.
Tính minh bạch của Blockchain được thể hiện ở chỗ tất cả mọi người trong mạng lưới đều có thể dễ dàng xem cũng như xác nhận giao dịch.
Tìm hiểu về Blockchain – Các đặc điểm
Vấn đề tiếp theo bạn phải tìm hiểu về Blockchain chính là các đặc điểm cơ bản. Blockchain mang một số đặc điểm cơ bản như sau:
– Tính phân tán ((Decentralization): Tính phân tán được thể hiện ở chỗ Blockchain không có cơ sở dữ liệu trung tâm. Các dữ liệu được lưu trữ phân tán ở các nút trong mạng lưới. Mỗi nút chính là một bản sao lưu đầy đủ cho toàn bộ chuỗi khối.
– Bảo mật: Blockchain bảo vệ dữ liệu bằng mật mã. Các chuỗi trong mạng lưới, chuỗi sau liên kết với chuỗi trước bằng hàm băm mật mã. Một khi có thông tin nào bị sửa đổi sẽ làm hỏng liên kết nên chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể dễ dàng nhận ra.
– Công khai và riêng tư: Công khai ở đây là việc ai cũng có thể truy cập vào mạng lưới, xem cũng như xác minh dữ liệu. Còn riêng tư ở đây chính là việc các thông tin và giao dịch các nhân đều được bảo mật. Nếu muốn xem, bạn phải chứng thực.
– Hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh là các chương trình tự động hóa và thực thi điều khoản hợp đồng. Chúng giúp làm giảm đáng kể sự phụ thuộc vào các bên trung gian đồng thời tăng tính tự động hóa.
– Giao dịch không qua trung gian: Các giao dịch của Blockchain được thực hiện trực tiếp bởi các bên tham gia mà không cần phải qua bất kỳ sàn giao dịch hay ngân hàng nào.
Xem thêm: Blockchain là gì? Những điều cần biết cho người mới
Kiến thức Blockchain – Các ứng dụng
Năm 2009, khi Blockchain vừa mới ra đời, nhiều người vẫn còn hoài nghi về tính ứng dụng của nó. Tuy nhiên, đến nay, mọi người bắt đầu nhìn nhận về những lợi ích mà mạng Blockchain mang lại. Tìm hiểu về Blockchain, bạn có thể thấy chúng đã len lỏi vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:
Ứng dụng vào các trò chơi
Hiện nay, Blockchain đã được sử dụng trong nhiều trò chơi hiện đại. Trong game, người chơi mở tài khoản được liên kết với token trong Blockchain. Họ có quyền sở hữu tài khoản của mình vĩnh viễn. Đặc biệt, bạn được kiểm soát tài sản của mình, có thể mua đi, bán lại tài khoản trong game để thu về tiền mặt. Hay bạn cũng có thể rút tiền bằng ứng dụng NFT.
Tài chính – ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, vấn đề bảo mật thông tin hay kiểm soát sự trung thực giữa các bên trung gian luôn được chú trọng. Đây là những vấn đề mà công nghệ Blockchain có thể giải quyết một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Nhờ vào Blockchain, các ngân hàng có thể xác thực thông tin của khách hàng, điểm tín dụng mà không cần qua trung gian…
Ứng dụng trong lĩnh vực y tế
Trong lĩnh vực y tế, Blockchain giúp theo dõi và quản lý thông tin của bệnh nhân. Đồng thời còn giúp quản lý chuỗi cung ứng thuốc và các thiết bị y tế.
Trong lĩnh vực logistics
Tìm hiểu về Blockchain trong ngành Logistics, nó giúp quản lý các bước của chuỗi cung ứng từ theo dõi đơn đặt hàng, thông tin biên lai, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, hóa đơn chứng từ, giám sát hành trình và quá trình vận chuyển hàng hóa….
Trong ngành nông nghiệp
Đối với ngành nông nghiệp, công nghệ Blockchain giải quyết được vấn đề truy xuất nguồn gốc nông sản, nâng cao lòng tin từ phía người tiêu dùng. Đồng thời, công nghệ này còn giúp lưu trữ thông tin giao dịch từ khâu chế biến cho đến nhà phân phối, siêu thị và các cửa hàng bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng.
Tìm hiểu về Blockchain – Các thế hệ
Được thành lập từ năm 2009, công nghệ Blockchain trải qua 4 thế hệ. Bao gồm: công nghệ Blockchain thế hệ 1.0 – Cryptocurrency, thế hệ 2.0 – Smart Contract, thế hệ 3.0 – Dapps, thế hệ 4.0 – Blockchain For industry.
Công nghệ Blockchain thế hệ 1.0 – Cryptocurrency
Thế hệ đầu tiên của Blockchain là công nghệ chuỗi khối. Thế hệ này được ứng dụng rõ ràng nhất trong lĩnh vực tiền điện tử. Các đồng tiền điện tử có thể được coi như “tiền mặt của internet”. Đồng tiền điện tử có thể được giao dịch trên sàn hoặc ứng dụng để thanh toán trong nhiều lĩnh vực như đặt phòng khách sạn, đặt vé tham quan…hay chi trả một số dịch vụ khác.
Công nghệ Blockchain thế hệ 2.0 – Smart Contract
Thế hệ thứ 2 của Blockchain là Smart Contract hay hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh được vận hành một cách hoàn toàn tự động, phi tập trung và không qua bất kỳ trung gian nào. Các điều khoản thực thi được lập trình từ trước đó.
Smart Contract có độ bảo mật cao, kẻ xấu không thể can thiệp, lại hoàn toàn tự động nên giảm bớt được chi phí vận hành đồng thời giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận. Điều này giúp loại bỏ được yếu tố cảm tính và vấn đề đạo đức của con người.
Dự án tiềm năng nhất của Smart Contract có thể kể đến đó là Ethereum với một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về dự án này ở các bài viết khác trên trang.
Tìm hiểu về Blockchain thế hệ 3.0 – Dapps
Tìm hiểu về Blockchain thế hệ 3.0, bạn sẽ biết công nghệ này là Dapps. Đây là từ viết tắt của Decentralized Application. Đây là các phần mềm được phát triển hoàn toàn độc lập. Chúng không nằm trên một máy chủ mà được lưu trữ ở nhiều nơi, phân tán. Mã nguồn của Dapps được chạy trên các mạng lưới ngang hàng P2P. Trong khi đó, các ứng dụng truyền thống thường sẽ chỉ chạy trên 1 hệ thống tập trung.
Tìm hiểu về Blockchain thế hệ 4.0 – Blockchain For industry
Thế hệ Blockchain cuối cùng là thế hệ 4.0 và được gọi là Blockchain For industry. Công nghệ này kế thừa và phát triển dựa trên cơ sở ứng dụng các tính năng của 3 thế hệ trước đó. Blockchain thế hệ 4.0 hướng đến việc đáp ứng nhu cầu trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Có thể nói, Blockchain thế hệ 4.0 là tầm nhìn dài hạn mang tính đột phá.
Modular Blockchain – Xu hướng Blockchain mới đang phát triển mạnh mẽ
Có nhiều nét tương đồng trong cấu trúc với Venom Blockchain, tuy nhiên, Modular mang đến nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn.
Modular Blockchain là gì?
Modular Blockchain là giải pháp công nghệ giúp phân tách công việc trong hệ thống mạng lưới Blockchain thành nhiều phần riêng lẻ và sử dụng blockchain hoặc thực thể off-chain khác nhau để đảm nhận. Các phần công việc là một phần trong kiến trúc của mạng lưới Blockchain.
Kiến trúc của một mạng lưới Blockchain gồm 4 lớp cơ bản. Bao gồm: Execution (thực thi), Settlement (giải quyết), Consensus (đồng thuận) và Data Availability (khả dụng dữ liệu).
Execution (thực thi)
Execution có vai trò tính toán các giao dịch và cho ra kết quả dựa theo logic đã được thiết lập trước đó. Việc thực thi này sẽ làm cho trạng thái của mạng lưới Blockchain thay đổi và tạo thành trạng thái mới. Trạng thái mới sau đó cũng sẽ được xử lý và không thể thay đổi.
Settlement (giải quyết)
Settlement là một lớp xác minh mang tính hợp lệ. Nó xử lý các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình vận hành mạng lưới. Có thể nói, Settlement là một “trọng tài” trong hệ thống Blockchain bằng các bằng chứng chứng minh.
Consensus (đồng thuận)
Consensus hay còn gọi là lớp đồng thuận. Nó có vai trò thống nhất về một sự thật hay trạng thái cuối cùng của mạng lưới. Lớp đồng thuận này được vận hành bởi nhiều thuật toán khác nhau. Bao gồm: Proof of Work, Proof of Stake hay Proof of History…
Sau quá trình đồng thuận, một trạng thái mới sẽ được cập nhật.
Data Availability
Data Availability hay tính khả dụng của dữ liệu là khả năng truy cập thông tin của dữ liệu. Dữ liệu trong mạng lưới phải luôn sẵn có để mọi người có thể dễ dàng truy cập và sử dụng.
Việc Modular Blockchain phân chia công việc để xử lý giúp tạo nên sự chuyên môn hóa cho các lớp. Đồng thời, việc này cũng làm tăng tốc độ giao dịch cũng như khả năng mở rộng mạng lưới.
Tuy nhiên, việc phân tách công việc này cũng có những hạn chế. Điển hình là việc chia cắt nhiệm vụ ở nhiều bên khác nhau sẽ khiến cho mạng lưới bị phụ thuộc vào các bên đó. Như vậy, niềm tin và tính bảo mật cũng bị chia sẻ.
Tại sao Modular Blockchain lại là xu hướng tương lai?
Hiện nay, Modular Blockchain đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nó được xem là xu hướng trong tương lai. Lý do là bởi Modular phân tách mạng lưới thành nhiều phần khác nhau. Nó tương tự như việc phân chia lao động trong quá trình sản xuất. Điều này giúp làm tăng hiệu suất công việc, tốc độ giao dịch.
Modular sử dụng cơ chế bảo mật bằng PoS. Cơ chế này cho phép người dùng có thể stake tài sản của mình và trở thành một phần của mạng lưới. Chính điều này giúp tăng tính bảo mật cho mạng lưới. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp làm tăng giá trị nội tại của token đồng thời giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng và thay thế hệ thống.
Cuối cùng, việc phân chia mạng lưới thành nhiều phần nhỏ giúp làm tăng tính mở rộng của Blockchain. Nó cho phép tái phân phối bảo mật ở nhiều nút chuỗi khác nhau thay vì ở trên một chuỗi duy nhất.
Xem thêm: Sàn Bybit: Hướng dẫn mở tài khoản trên điện thoại
Kết luận
Như vậy là trên đây Trading Crypto đã tổng hợp và cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn tìm hiểu về Blockchain từ tổng quan cho đến chi tiết nhất. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
FAQs:
Modular Blockchain có hạn chế gì?
Các dự án Modular vẫn tồn tại những hạn chế như: thời gian thử nghiệm lâu, rủi ro cao do thời gian đầu tư dài…
Modular Blockchain có những dự án nào nổi bật?
Các dự án Modular nổi bật có thể kể đến là: Rollup, Ethereum, Solana, Saga, LayerN, Argus, Berachain, Fuel, Neutron….
Có nên đầu tư vào các dự án Modular?
Các dự án Modular phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn, tính bằng năm. Độ rủi ro cũng khá cao. Vì vậy, nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn ưa thích mạo hiểm thì có thể cân nhắc tìm hiểu.